Thư viện

Nội dung : Áp lực tâm lý ở vị thành niên

Tải về(3,00 MB) Chia sẻ Thích
Nội dung

Phát triển cảm xúc và tâm lý và xã hội ở vị thành niên?

Vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng, tư duy logic. Suy nghĩ phức tạp ngày càng tăng này dẫn đến tăng cường nhận thức về bản thân và khả năng phản ánh về cái tôi cá nhân. Vị thành niên cũng có sự quan tâm về vẻ bề ngoài, sự hấp dẫn và nhạy cảm với sự khác biệt so với bạn đồng trang lứa.

Thanh thiếu niên dần hình thành và phản ánh các giá trị của mình vào các vấn đề đạo đức. Vị thành niên thường đặt câu hỏi về các chuẩn mực về hành vi và có thể phản đối với những quy tắc truyền thống. Một cách lý tưởng, các phản ánh này đạt đến đỉnh cao của sự phát triển và cá nhân hóa những quy tắc đạo đức của riêng lứa tuổi vị thành niên.

Sự phát triển về cảm xúc: Dưới sự phát triển của não bộ, vị thành niên sẽ phát triển mạnh và bộc lộ những cảm xúc của mình. vị thành niên không muốn bị coi là đứa trẻ và chỉ bảo mà muốn chủ động suy nghĩ, thử thách chính mình trong việc ra quyết định, hành động… và trong nhiều trường hợp những phản ứng này được coi là thách thức với người lớn, cha mẹ, thầy cô. Sự thất vọng cũng có thể nảy sinh từ sự tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực khiến vị thành niên đôi khi bí bách, khó khăn và có những cảm xúc tiêu cực.

Mối quan hệ gia đình: Trong giai đoạn vị thành niên, gia đình không còn là mối quan tâm hàng đầu của trẻ. Vị thành niên quan tâm nhiều hơn đến những đối tượng bên ngoài, các nhóm bạn cùng tuổi, với sự quan tâm về trang phục, ngoại hình, thái độ, sở thích, mối quan tâm, và các đặc điểm khác mà có thể người ngoài nhóm thường không biết và chia sẻ như quan tâm về âm nhạc, trò chơi, thể thao, thần tượng, quan điểm sống. Các nhóm bạn đóng vai trò rất quan trọng đối với vị thành niên và trong nhiều tình huống là nguồn hỗ trợ cho vị thành niên trong các trường hợp khó khăn, các tình huống căng thẳng hoặc xung đột. Những vị thành niên có điểm đặc biệt về tâm lý, hoặc giao tiếp thường khó tìm được nhóm phù hợp với mình hoặc không được các nhóm bạn chấp nhận và dễ rơi vào hoàn cảnh bị cô lập và phân biệt đối xử.

Trải nghiệm về rượu và chất gây nghiện:

  • Dưới tác động của nhu cầu trải nghiệm, thách thức bản thân và áp lực của đồng đẳng, thực tế cho thấy nhiều vị thành niên thử nghiệm với rượu bia, các chất gây nghiện. Báo cáo ở Mỹ cho thấy, Hơn 70% thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ thử rượu trước khi tốt nghiệp trung học. Uống rượu bia là phổ biến và dẫn đến nguy cơ sức khỏe cấp tính và mạn tính.
  • Gần 50% thanh thiếu niên Mỹ thử hút thuốc lá và hơn 40% thử cần sa trong khi họ đang học trung học. Việc sử dụng các loại thuốc khác ít gặp hơn, mặc dù việc lạm dụng thuốc được kê đơn, bao gồm thuốc giảm đau và chất kích thích đang gia tăng. Thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy nhiều vị thành niên cũng trải nghiệm sử dụng rượu và thuốc lá, chất gây nghiện từ rất sớm đặc biệt khi các em sinh sống ở những nơi mà người dân có thói quen sử dụng rượu, thuốc lá... khi cha mẹ và người lớn không phải là tấm gương tốt cho hành vi kiểm soát rượu bia, thuốc lá và không sử dụng chất gây nghiện.

Thần tượng: Vị thành niên cũng có nhiều tác động tự những hình tượng, thần tượng của giới trẻ và của riêng mình. Lối sống, suy nghĩ, quan điểm và giá trị của những nhân vật này có thể để lại dấu ấn rất lớn đến lối sống, quan điểm và giá trị của vị thành niên. Một thực tế cho thấy, vị thành niên trong nhiều trường hợp thần tượng những nhân vật “trai hư, gái hư” thay vì những nhân vật tích cực, ví dụ như Kh. Bảnh, khi đến các vùng sâu vùng xa, học sinh THCSTHPT đều biết đến và đều tập nhảy theo phong cách của anh ta. Quan điểm của các vị thành niên cho rằng "anh ấy là người nhẩy rất đẹp, tiếp đó là anh ấy là người sống chất..." (biết cách sống với anh em, ngầu, dám làm, dám chịu). Do vậy, trong nhiều trường hợp vị thành niên vô tình chọn thần tượng và học theo thần tượng cả những mặt tích cực và cả những điểm tiêu cực.

Áp lực tâm lý với vị thành niên?
Độ tuổi vị thành niên là thời gian mà mỗi cá nhân chịu nhiều áp lực về tâm lý và tinh thần. Quan sát trong quá trình làm việc với nữ vị thành niên dân tộc cho thấy, các em có thể gặp phải những áp lực bao gồm:

  • Áp lực về việc học tập, với mong muốn của gia đình, bản thân, vị thành niên đi học sẽ luôn chịu áp lực rất lớn giữa phải học tập tốt vì gia đình đã phải chi phí rất nhiều để lo cho mình đi học, đặc biệt là những năm đầu cấp và cuối cấp, khi các em phải tập trung cao cho việc học, nhiều vị thành niên bị căng thẳng, áp lực, luôn lo lắng hoặc có các dấu hiệu của đau dạ dày, rối loạn thần kinh thực vật, đau đầu… ở nhóm ngược lại, nhiều vị thành niên có mong muốn được đi học, nhưng lại không được gia đình đáp ứng cũng tác động không nhỏ đến vị thành niên.
  • Áp lực từ quan hệ gia đình, đặc biệt là sự không thấu hiểu, áp đặt và quyết định một chiều của cha mẹ. Quá trình thương thuyết và đặt lại các quy định của gia đình không đạt được có thể khiến vị thành niên bế tắc và bất lực, hoặc phản ứng.
  • Vị thành niên đối diện với các hành vị phân biệt đối xử và bắt nạt: Nhiều vị thành niên đối diện với tình trạng bắt nạt trực tiếp trong cộng đồng, trường học, gia đình hoặc các hình thức bắt nạt trên mạng, đặc biệt là nhóm các vị thành niên đặc biệt là người dân tộc thiểu số, người yếu thế, người khuyết tật, hoặc người có khác biệt về bản dạng giới. Những tấn công trực tiếp hoặc trực tuyến làm tổn thương tâm lý nghiêm trọng và có thể thúc đẩy vị thành niên đến các hành vi tiêu cực hoặc trầm cảm.
  • Áp lực từ các vấn đề tình yêu, hôn nhân: Trong nhiều cộng đồng, các vấn đề yêu ở tuổi vị thành niên, kết hôn ở tuổi vị thành niên (bao gồm cả cưỡng ép kết hôn, bắt vợ…) vị thành niên đặc biệt là nữ vị thành niên chịu nhiều áp lực tâm lý. Đặc biệt trong một số nhóm dân tộc thiểu số, tình trạng bắt vợ vẫn còn xảy ra đã tạo nhiều áp lực tâm lý cho nữ vị thành niên và nhiều bạn đề cập giải pháp tiêu cực như “trong cộng đồng có chị em vì bị bắt vợ, vì không lấy được người yêu đã tìm đến với lá ngón”
  • Áp lực về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình dục: Những khoảng trống về kiến thức, thực hành tình dục an toàn, phòng tránh thai dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốn hoặc mang thai phải cưới và sinh con ở tuổi vị thành niên cũng tác động đến tâm lý của vị thành niên, khi ở tuổi này đã là cha mẹ, không chủ động được
    trong cuộc sống của mình và lâm vào tình trạng phụ thuộc gia đình và đói nghèo.
    Ngoài ra, vị thành niên có gặp nhiều áp lực về tâm lý liên quan đến các thủ tục hành chính

Tác động của các vấn đề tâm lý đến vị thành niên?

  • Căng thẳng và lo lắng: Các áp lực tâm lý thường làm vị thành nên cảm thấy lo sợ, căng thẳng, đặc biệt khi bị bắt nạt, bạo lực học đường, hoặc áp lực từ người lớn (cha mẹ chê bai, cha mẹ so sánh với “con nhà người ta”, thầy cô giáo mắng hoặc trừng phạt…)
  • Rối loạn cảm xúc: Là tình trạng khá phổ biến với vị thành niên khi bị áp lực tâm lý, các em có thể lúc buồn, lúc căng thẳng, nóng giận, đặc biệt là các cơn nóng giận bất thường và có thể kết hơn với việc làm tổn thương bản thân, như đấm vào tường, bàn… tự ngược đãi bản thân.
  • Hội chứng tự ngược đãi bản thân (tự cắt rạch, châm đốt cơ thể) là một rối loạn tâm thần gặp nhiều ở người trẻ chịu nhiều đau khổ, áp lực mà không giải tỏa được, thường tự làm đau để giải tỏa cảm xúc như việc cắt rạch tay, châm thuốc lá lên da… thường có các dấu hiệu khác kèm theo như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, nóng giận. Thường do bị áp lực quá lớn mà không giải tỏa được như bị đối xử bất công, bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị áp chế quá mức…
  • Trầm cảm: là chứng bệnh về tâm thần học do sự rối loạn hoạt động của não bộ gây ra. Các biến chứng bất thường trong tâm lý đã tạo ra nhiều biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi và biểu hiện. Trầm cảm có thể gây ra những hậu quả rất lớn về cảm xúc, tâm lý và thậm chí của việc mong muốn hoặc thực hiện hành vi tự tử.

Cần làm gì với cảm xúc và tâm lý của vị thành niên?
Với bản thân vị thành niên

  • Vị thành niên hiểu về những thay đổi về tâm lý, cảm xúc của mình và bạn cùng trang lứa dựa trên việc tiếp cận thông tin một cách hệ thống
  • Hiểu mình đang ở trong giai đoạn trưởng thành và cần lắng nghe và trao đổi với người thân về quan điểm nhu cầu, sự mong muốn thay đổi

Với cha mẹ và người bảo hộ

  • Cần luôn quan sát và theo dõi vị thành niên để phát hiện những thay đổi của con, chấp nhận sự riêng tư, mong muốn được trải nghiệm và cá tính
  • Thông tin, trao đổi những vấn đề cần thiết với con, lắng nghe và chia sẻ vấn đề, giải pháp mà vị thành niên cần hỗ trợ

Với giáo dục và truyền thông

  • Cần có thông tin và giáo dục về thay đổi tâm lý, cảm xúc ở tuổi vị thành niên, cũng như những vấn đề mà vị thành niên sẽ quan tâm khi ở độ tuổi này, đặc biệt, những vấn đề về nghiện chất, bắt nạt và bạo lực học đường, đồng đẳng, áp lực đồng đẳng, và các vấn đề liên quan đến SKSS-TD ở độ tuổi vị thành niên, cũng như cách phòng tránh các nguy cơ cơ thể xảy ra.
  • Cần thiết lập hệ thống tư vấn, trợ giúp tâm lý tại trường học cũng như trong xã hội để vị thành niên có thể tiếp cận khi có khó khăn, bị đối xử không công bằng, bạo lực giới hoặc các vấn đề khác.
Câu hỏi trả lời nhanh

1. Ở tuổi vị thành niên, vị thành niên thường có mong muốn?

2. Mối quan hệ gia đình của vị thành niên thường?

3. Bạn đồng đẳng với vị thành niên là?

4. Những áp lực tâm lý đến với vị thành niên từ?

5. Những tác động của áp lực tâm lý đến với vị thành niên là?

6. Sự phát triển của vị thành niên (VTN) về tư duy, cảm xúc là do sự phát triển của…?

Bình luận
avatar

Sải Thị Chuyền

cháu thấy nội dung này rất hữu ích

avatar

Sải Thị Chuyền

hay ys nghia

avatar

Thèn Thúy Hiển

Ý nghĩa

avatar

Thèn Thúy Hiển

Ý nghĩa

avatar

Sùng thị mỷ 9b

Bổ ích

avatar

sung thi my

Hữu ích

avatar

Cháng Thị Dín

Ý nghĩa và cực kỳ diệu

avatar

Trần Quỳnh Chi

Rất hay

avatar

đỗ thành vương

very good luôn

avatar

Cháng Văn Giàng

Hay

avatar

anle

Rất hữu ích

avatar

ly mí lử

Rất cứu ích cho chúng ta

avatar

Hồ thị Quý

Hay

Nội dung sách, tài liệu