- Tảo hôn là gì?
Theo quy định luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một hoặc cả 2 người chưa đủ tuổi kết hôn.
- Tuổi kết hôn theo quy định pháp luật là: nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi
“Từ đủ” được hiểu như thế nào?
Bạn S sinh ngày 1/1/2000 thì từ đủ 18 tuổi được xác định từ ngày 1/1/2018
- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn.
- Tại sao cấm tảo hôn?
- Tảo hôn/kết hôn sớm là vi phạm quyền trẻ em vì tảo hôn ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát triển của các em trai và em gái:
- Trước 18 tuổi cơ thể các em chưa phát triển hoàn chỉnh, nếu các em gái mang thai và sinh con sức khoẻ người mẹ không đảm bảo, dễ bị sinh non, em bé sinh ra có thể bị thiếu cân, chậm phát triển, dễ mắc bệnh, ảnh hưởng chất lượng giống nòi.
- Các em không thể tiếp tục đi học và do vậy không có cơ hội phát triển bản thân
- Gia đình dễ rơi vào đói nghèo vì sinh con sớm, cha mẹ không đủ sức khoẻ để đi làm, con hay bị đau ốm.
- Hành vi tổ chức tảo hôn, tảo hôn bị xử lý như thế nào?
Theo nghị định 82/2020/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã) quy định mức xử phạt như sau:
- Nếu tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng
- Nếu duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Theo bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:
- Nếu đã bị phạt 1 lần về hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì bị phạt 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm
Câu chuyện thực tế:
Một gia đình ở bản X có 2 người con gái. Năm 2019, gia đình tổ chức đám cưới cho con gái đầu mới 16 tuổi. Mấy ngày sau khi tổ chức lễ cưới xong, cán bộ xã xuống gia đình và phạt 2 triệu đồng vì vi phạm luật hôn nhân và gia đình.
Đến năm 2020, gia đình lại tổ chức đám cưới cho con gái thứ 2 mới 15 tuổi. Cán bộ xã đã đến gia đình và khuyên không nên cho con lấy chồng sớm và nếu gia đình tổ chức đám cưới sẽ bị phạt nặng hơn lần đầu. Nhưng gia đình vẫn làm đám cưới. Ngay sau hôm đó, cán bộ xuống phạt hành chính với số tiền 30 triệu đồng vì gia đình đó đã vi phạm lần thứ hai rồi.
- Ai có thẩm quyền phạt người vi phạm?
- Công chức tư pháp – hộ tịch của xã/phường
- Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện, Công chức, viên chức Sở Tư pháp, Công chức Thanh tra Bộ Tư pháp và công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình…
- Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp
5. Giảm thiểu tảo hôn là trách nhiệm của ai?
- Bản thân các em thanh thiếu niên phải chủ động không kết hôn sớm.
- Cha mẹ: khuyên bảo các con chưa nên kết hôn khi chưa đủ tuổi. Tổ chức đám cưới cho con khi con chưa đủ tuổi là vi phạm pháp luật, sẽ bị phạt tiền.
- Cán bộ thôn/bản, xã: phối hợp với các sở ban ngành để tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên về hậu quả của tảo hôn đến cộng đồng, và xử phạt nghiêm các trường hợp sai phạm
- Thầy cô giáo và nhà trường: Khuyến khích các em học tập, theo đuổi ước mơ về sự nghiệp, và giúp đỡ, can thiệp trong trường hợp các em bị ép kết hôn trái ý muốn, hoặc khi chưa đủ tuổi. Tuyên truyền cho các em về hậu quả của tảo hôn.
Các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ tích cực tham gia tuyên truyền, vận động để giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong cộng đồng; khuyến khích các gia đình cam kết không tổ chức đám cưới cho con chưa đủ tuổi, xây dựng hương ước về không kểt hôn sớm.
Tài liệu này có 02 câu hỏi dưới đây, mỗi đáp án đúng được tính 1 điểm tích lũy. Để lấy điểm tích lũy bạn cần đăng ký thành viên (nếu bạn chưa đăng ký).