Thư viện

Nội dung : Cần sa

Tải về(2,00 MB) Chia sẻ Thích
Nội dung

Cần sa là gì?

Là chất gây nghiện có nguồn gốc từ một loài cây trong tự nhiên. Thân, lá, hoa và hạt của cây cần sa được sấy khô, cắt nhỏ để sử dụng với mục đích giải trí. Cần sa thường có màu xanh, nâu hoặc xám. 

Tên gọi khác

Có một số từ ngữ khác được dùng để chỉ cần sa như “bồ đà”, “bu”, “cỏ”, “tài mà”, “pin”,... Tùy mỗi địa phương hoặc nhóm người sử dụng mà cần sa có thể được gọi tên hoặc đặt các tên gọi khác nhau. 

Dạng sử dụng

Cần sa thường được sử dụng dưới dạng hút, hít, uống hoặc ăn. 

  • Cuốn cần sa thành điếu và hút như thuốc lá. Đôi khi có người trộn cần sa vào thuốc lá 
  • Đốt cần sa trong tẩu hoặc bình để hút 
  • Trộn với thức ăn hoặc pha trà 
  • Dùng tinh dầu nhỏ vào vape để hóa hơi rồi hút và hút 

Tác động lên cơ thể người

Trong cần sa có chất gần 500 hóa chất. Trong đó có một chất tác động đến hệ thần kinh trung ương, làm thay đổi tâm trí của người dùng. Đó là THC (viết tắt của delta-9- tetrahydrocannabinol). Chất này kích thích não sản sinh ra dopamine. Dopamine chính là yếu tố làm cho người sử dụng cảm giác “phê”, sảng khoái, sung sướng. Tác động của cần sa sẽ phụ thuộc vào lượng THC có trong cần sa đó. 

Khi một người sử dụng cần sa, có thể cảm nhận được sự thay đổi trong vòng vài phút. Một số phản ứng tức thời có thể kể đến như: 

  • Tim đập nhanh hơn, thở gấp hơn
  • Mơ màng, cảm giác không thực 
  • Mất kiểm soát sự phối hợp động tác, đi đứng loạng choạng 
  • Cười nói nhiều hơn 
  • Khó tập trung hay chỉ tập trung vào một việc mà thờ ơ với việc khác 

Một số biện pháp giảm tác hại

Người sử dụng cần sa có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm tác hại của cần sa 

  • Tránh sử dụng trước khi làm những công việc cần sự tỉnh táo, tập trung (lái xe, đi học, đi làm, đi thi,...) 
  • Không dùng thường xuyên, không sử dụng liều lượng cao 
  • Không trộn, dùng chung với rượu và ma túy khác vì nó làm tăng nguy cơ quá liều 
  • Tránh trộn, hút cùng thuốc lá nhằm giảm thiểu các biến chứng hô hấp 
  • Khi ăn các sản phẩm bánh kẹo từ cần sa cần “ăn chậm, nhai kỹ”, giãn thời gian sử dụng để tránh quá liều 

Một số sự thật về cần sa mà có thể bạn chưa biết

Cần sa không khiến cho người dùng sáng tạo hơn, nó chỉ khiến họ có suy nghĩ là họ sáng tạo hơn mà thôi. 

  • Cần sa là một loại ma túy bất hợp pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên có một số nơi trên thế giới cần sa được phép sử dụng hợp pháp 
  • Cần sa có thể được sử dụng dưới các hình thức mới lạ, bắt mắt như kẹo hay bột pha trà sữa,... 
  • Người buôn bán cần sa thường tạo mối quan hệ thân thiết và dần lôi kéo người khác sử dụng hay mua bán, vận chuyển cần sa cho họ. Họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận và quảng cáo cần sa sẽ giúp sảng khoái, thời thượng chứ không hề quan tâm đến ảnh hưởng của cần sa

Cần sa có thể coi là một chất cửa ngõ dẫn đến sử dụng một số loại chất gây nghiện khác như ma túy đá, thuốc lắc, heroin,... 

Câu hỏi trả lời nhanh

1. Câu nào là câu đúng sau đây?

2. Đâu không phải là đường dùng phổ biến của cần sa?

3. Đâu là tác động ngắn hạn khi sử dụng cần sa?

4. Đâu không phải là dấu hiệu khi sử dụng cần sa quá liều?

5. Đâu là biện pháp giảm tác hại khi sử dụng cần sa?

6. Câu nào là nhận định đúng về cần sa?

Bình luận
avatar

Sải Thị Chuyền

Cần sa là chất gây nghiện. hãy tránh xa.

avatar

Sùng thị mỷ 9b

Rất bổ ích

avatar

ly mí lử

Rất hữu ích

avatar

Cháng Thị Dín

Rất bổ ích

avatar

Cháng Văn Giàng

ý nghĩa

avatar

Trần Quỳnh Chi

Rất hay

avatar

đỗ thành vương

Rất hữu ích

avatar

đỗ thành vương

rất hay nha

avatar

đỗ thành vương

nếu trẻ em sử dụng cần xa có làm sao không

avatar

Cháng Văn Giàng

Hay

avatar

Cháng Văn Giàng

Hay

avatar

anle

Rất hữu

avatar

anle

Rất hữu ích

avatar

ly mí lử

Rất hữu ích

Nội dung sách, tài liệu