Thư viện

Nội dung : Chấm dứt bạo lực học đường

Tải về(1,00 MB) Chia sẻ Thích
Nội dung
  1. Khái niệm của bạo lực học đường

Bạo lực học đường là sử dụng những lời nói, hành động gây tổn thương về thể xác và tinh thần của học sinh diễn ra trong hoặc ngoài trường học mà do người khác gây ra cho học sinh hoặc do học sinh gây ra cho nhau.

Dưới góc độ pháp luật, theo Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì “Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”.

Bạo lực học đường là mối lo ngại của các gia đình, của nhà trường và của toàn xã hội vì hậu quả của nó để lại rất nghiêm trọng.

  1. Các hành vi gây bạo lực học đường
  • Bằng lời nói: bắt nạt, sử dụng từ ngữ đe dọa, làm nhục, lăng mạ, bôi nhọ, sỉ nhục, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác, cô lập người khác trong môi trường trường học.
  • Bằng hành động: Đánh nhau, các hành động khác nhằm mục đích uy hiếp và đe dọa, tấn công bằng vật dụng nguy hiểm, xé quần áo, giật tóc, cào cấu…gây tổn thương về mặt sức khỏe và tinh thần cho người khác
  • Ép người khác làm theo ý muốn của mình (Ví dụ: bắt bạn khác tham gia vào các cuộc đánh nhau, ép bạn khác làm theo ý muốn của mình mà bạn ấy không thích và đã từ chối…)
  • Các hành vi dùng lời nói, hành động nhằm quấy rối, xâm hại tình dục
  • Bạo lực học đường có thể xảy ra trực tiếp hoặc trên môi trường mạng. Trên môi trường mạng hành vi bạo lực học đường có thể là nhắn tin, gọi điện để uy hiếp, làm nhục, tẩy chay, chia sẻ thông tin cá nhân, hình ảnh riêng tư với mục đích làm nhục, xúc phạm người khác…
  1. Hậu quả của bạo lực học đường

Ảnh hưởng tới chính người gây ra bạo lực học đường và nạn nhân của bạo lực học đường:

  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần, thậm chí tính mạng của học sinh
  • Gây ra tình trạng nghỉ học, bỏ học, không thích đi học đến trường
  • Ảnh hưởng tới kết quả học tập
  • Ảnh hưởng tới tâm lý của nạn nhân bị bạo lực: sợ hãi, lo âu, trầm cảm và thậm chí là tự sát
  • Tạo ra môi trường không lành mạnh trong trường học, các bạn khác có thể học theo những hành vi bạo lực đó
  • Người gây bạo lực phải chịu phạt theo quy định của nhà trường, bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp gây tổn thương sức khỏe, tinh thần, danh dự, nhân phẩm của người khác.
  • Gia đình người gây bạo lực mất một khoản kinh tế để đền bù, bồi thường, khắc phục hậu quả do con em mình gây ra bạo lực với người khác
  • Làm cho cha mẹ, thầy cô, xã hội lo lắng
  1. Chấm dứt bạo lực học đường

Trách nhiệm của học sinh:

  • Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh biết yêu thương, đùm bọc và sẻ chia
  • Tránh xa bạo lực. Không gây bạo lực
  • Hãy báo với thầy cô giáo, cha mẹ khi mình có mối đe dọa gây bạo lực hoặc biết được hiện tượng bạo lực có thể xảy ra đối với các bạn khác
  • Chấp hành nội quy, quy định của lớp học, của nhà trường
  • Chấp hành theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trách nhiệm của nhà trường:

  • Giảng dạy kỹ năng sống thường xuyên cho các em học sinh
  • Quan tâm, sát sao đến các em học sinh, kịp thời phát hiện nguy cơ bạo lực học đường và ngăn chặn các trường hợp có xích mích trong nhà trường, kể cả ngoài nhà trường
  • Giáo dục nghiêm minh các trường hợp vi phạm để răn đe cho các em học sinh khác
  • Quan tâm, hỗ trợ các em bị bạo lực một cách kịp thời để các em ổn định tâm lý
  • Tích cực tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường
  • Phối hợp tốt với phụ huynh trong việc quản lý và giáo dục các em học sinh
  • Tạo một môi trường nhà trường an toàn, thân thiện

Trách nhiệm của gia đình:

  • Nuôi dưỡng con em mình trong một môi trường lành mạnh, không có bạo lực. Vì ở lứa tuổi thanh thiếu niên các con rất dễ học theo, làm theo các hành vi đó
  • Quan tâm tới tâm lý của con cái
  • Phối hợp chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt tình hình của con em mình
Câu hỏi trả lời nhanh

1. Bạo lực học đường là gì. Hãy chọn phương án đúng nhất?

2. Đâu là hành vi gây bạo lực học đường bằng lời nói?

3. Bạo lực học đường có thể xảy ra ở đâu?

4. Bạo lực học đường ảnh hưởng tới học sinh như thế nào?

5. Chấm dứt bạo lực học đường là trách nhiệm của những ai?

6. Học sinh có trách nhiệm gì trước vấn đề bạo lực học đường?

Bình luận
avatar

Thèn Thúy Hiển

Ý nghĩa

avatar

Sải Thị Chuyền

RAT HAY

avatar

Sùng thị mỷ 9b

Bổ ích

avatar

sungthimai 9b

Hay

avatar

Cháng Thị Dín

Cần chú ý nhé rất hữu bổ ích ạ

avatar

Cháng Văn Giàng

Hay

avatar

anle

Rất hữu ích

avatar

Triệu Như Minh

Quá tuyệt vời

avatar

ly mí lử

Bỏ ích

Nội dung sách, tài liệu