Thư viện

Nội dung : Hiểu về sử dụng ma tuý, nghiện ma tuý và điều trị nghiện

Tải về(2,00 MB) Chia sẻ Thích
Nội dung

Sử dụng và nghiện ma tuý khác nhau như thế nào?

  • Sử dụng ma tuý không đồng nghĩa với nghiện ma tuý. Người ta thường bắt đầu sử dụng ma tuý ở lứa tuổi trẻ, với bạn bè. Nhưng không phải tất cả đều trở thành nghiện. 
  • Không ai dùng ma túy một lần mà nghiện ngay. Tình trạng nghiện chỉ xuất hiện khi người ta sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài. 
  • Nghiện cần được điều trị trong khi các dạng sử dụng khác chỉ cần tư vấn để điều chỉnh hành vi. 
  • Chẩn đoán xác định nghiện một chất ma túy khi có đủ tối thiểu 2 trong 3 tiêu chuẩn sau trong vòng 12 tháng hoặc tần suất lặp lại liên tục (hàng ngày/gần như hàng ngày) trong ít nhất 3 tháng): 
    • Kiểm soát kém đối với việc sử dụng chất (ví dụ: bắt đầu, cường độ, thời gian, kết thúc, tần suất, bối cảnh sử dụng) 
    • Tăng mức độ ưu tiên cho việc sử dụng chất hơn so với các khía cạnh khác của cuộc sống như: sinh hoạt hàng ngày, các trách nhiệm với gia đình, duy trì sức khoẻ 
    • Đặc điểm thể chất cho thấy sự dung nạp về thần kinh đối với chất này bao gồm (i) sự tăng liều dùng, (ii) các triệu chứng cai (“vật”), hoặc (iii) sử dụng chất nhiều lần để ngăn chặn hoặc giảm bớt hội chứng cai 

Vì sao người ta lại sử dụng ma túy?

Thông thường, người ta bắt đầu sử dụng ma túy khi còn rất trẻ, vì bạn bè hoặc những người khác xung quanh cũng sử dụng. Tuổi trẻ là tuổi mà não chưa phát triển hoàn thiện (não hoàn thiện vào khoảng 24 tuổi), ưa khám phá và dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè và môi trường xung quanh. 

Với những người có vấn đề về tâm thần và tâm lý (như căng thẳng, trầm uất, lo âu, sợ hãi, thiếu tự tin...), ma túy có thể làm giảm các triệu chứng này và làm cho người ta cảm thấy dễ chịu hơn. 

Với những người mà công việc đòi hỏi phải tỉnh táo, nhiều năng lượng, ma túy dạng kích thích giúp người ta làm việc tốt hơn. 

Với đa số người sử dụng, ma túy mang lại khoái cảm. Đây là những tác dụng tạm gọi là “tích cực” của ma túy, khiến cho người ta tiếp tục sử dụng. Việc sử dụng lặp lại trong một thời gian dài sẽ dần dần tạo ra sự lệ thuộc về thể chất và tâm lý với loại ma túy đó. 

Tại sao người ta lại nghiện?

Thứ nhất, Ma túy làm thay đổi não bộ. 

  • Những thay đổi về não xảy ra theo thời gian khi sử dụng ma túy sẽ thách thức khả năng tự kiểm soát của người nghiện và cản trở khả năng chống lại sự thôi thúc mãnh liệt của họ về việc sử dụng ma túy. Đây là lý do tại sao nghiện ma túy cũng là một bệnh tái phát. 
  • Hầu hết các loại ma tuý đều ảnh hưởng đến mạch tưởng thưởng của não bằng cách làm ngập nó với dopamine (Chất dẫn truyền thần kinh mang lại khoái cảm). Sự gia tăng dopamine trong não khiến cho não ghi nhớ khoái cảm do ma tuý mang lại và thôi thúc người ta lặp lại việc sử dụng ma tuý để có lại khoái cảm này. 
  • Theo thời gian, não bộ điều chỉnh theo lượng dopamine dư thừa, làm giảm mức độ mà người đó cảm thấy so với mức độ cao mà họ cảm thấy khi lần đầu tiên dùng ma tuý - một hiệu ứng được gọi là độ dung nạp. Họ có thể dùng nhiều ma tuý hơn, cố gắng đạt được mức dopamine tương tự.

Thứ hai, Ma túy là tình bạn, là tình yêu 

  • Với nhiều người sử dụng, ma túy gắn liền với bạn bè và các mối quan hệ xã hội. Điều này cũng tương tự như rượu bia với một số người khác. Từ bỏ ma túy – với họ – cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ các mối quan hệ xã hội – đặc biệt với những người mà đa số bạn bè là người sử dụng ma túy, những người bị gia đình, cộng đồng, xã hội xa lánh.

Nghiện có thể điều trị được!

Điều trị được và chữa khỏi không luôn đồng nghĩa với nhau. Tương tự như bệnh tiểu đường và cao huyết áp, việc điều trị có thể giúp loại trừ triệu chứng, dự phòng các biến chứng và duy trì sức khỏe của bệnh nhân, người nghiện có thể được điều trị để không có các triệu chứng khó chịu và ổn định cuộc sống nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể “cai thành công”. Điều khác với tiểu đường và cao huyết áp đó là có những người nghiện có thể hoàn toàn ngừng sử dụng. 

Các phương pháp điều trị nghiện có thể chia làm 4 nhóm: 

  • Điều trị duy trì, thay thế (bằng methadone, buprenorphine): áp dụng với chất dạng thuốc phiện. 
  • Điều trị triệu chứng: cắt cơn, giải độc.
  • Điều trị nguyên nhân: điều trị các bệnh lý tâm thần khiến người ta sử dụng và tiếp tục sử dụng (nếu có).
  • Hỗ trợ hồi phục: là một quá trình lâu dài, áp dụng cho tất cả các bệnh nhân, kể cả bệnh nhân điều trị thay thế. 

Tuy nhiên, cho dù áp dụng phương pháp điều trị nào, một điều cần luôn luôn ghi nhớ đó là điều trị nghiện là một quá trình lâu dài mà mục tiêu hàng đầu của điều trị là bệnh nhân ổn định cuộc sống, hòa nhập xã hội, giảm các triệu chứng khó chịu. 

Nếu đặt ngay mục tiêu là “cai”, “hoàn toàn không sử dụng” thì khả năng thất bại là rất cao và sẽ làm nản lòng. 

Trong quá trình điều trị, việc bệnh nhân tái sử dụng là rất thường xảy ra. Người trị liệu và bệnh nhân không nên coi đây là thất bại mà nên sử dụng đó là cơ hội để rút kinh nghiệm và động viên bệnh nhân tiếp tục quá trình trị liệu. 

Câu hỏi trả lời nhanh

1. Trường hợp nào sau đây được gọi là người nghiện ma tuý?

2. Đâu là lý do một người sử dụng ma tuý?

3. Phát biểu nào sau đây sai?

4. Phương pháp nào sau đây không hiệu quả trong việc điều trị nghiện heroin?

5. Lý do vì sao một người trở nên nghiện?

6. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Bình luận
avatar

Sải Thị Chuyền

Rất hữu ích

avatar

Thèn Thúy Hiển

Ý nghĩa

avatar

Sải Thị Chuyền

RAT HAY

avatar

Cháng Thị Dín

Rất hữu ích

avatar

Cháng Văn Giàng

ý nghĩa

avatar

đỗ thành vương

rất hữu ích

avatar

Cháng Văn Giàng

hữu ích

avatar

Cháng Văn Giàng

hữu ích

avatar

anle

Rất hữu ích

avatar

ly mí lử

Rất hữu ích