Thư viện

Nội dung : Những điều cần làm khi biết một trường hợp mua bán người

Tải về(1,00 MB) Chia sẻ Thích
Nội dung

Công tác phòng chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân cần sự tham gia của toàn thể xã hội, từ những học sinh, cá nhân, gia đình tới các cơ quan, trường học, tổ chức. Để giúp các cơ quan chức năng có thể nhanh chóng có biện pháp can thiệp như giải cứu nạn nhân hay hỗ trợ nạn nhân đã trở về, việc có đầy đủ hay có nhiều nhất thông tin về trường hợp được báo cáo là vô cùng quan trọng. Nếu bạn biết một nạn nhân nào đó cần được giải cứu, hay một nạn nhân đã trở về cần được hỗ trợ tái hòa nhập, hãy thu thập càng nhiều thông tin càng tốt, bao gồm: 

 

Thu thập mọi thông tin có thể liên quan đến nạn nhân để hỗ trợ các cơ quan chức năng, bao gồm:

Thông tin cá nhân của nạn nhân, bao gồm 

  • họ và tên 
  • ngày tháng năm sinh 
  • quê quán 
  • quốc tịch 
  • tuổi, có nạn nhân nào dưới 18 tuổi hay không 

 

Tình trạng của nạn nhân: đã trở về hay chưa được giải cứu (Có bị giam giữ, kiểm soát, đe dọa đến sức khỏe thể chất hay tinh thần không và bởi ai) 

 

Cách thức liên lạc với nạn nhân (qua điện thoại, tin nhắn hoặc mạng xã hội) 

 

Thông tin về thân nhân của nạn nhân và cách liên hệ với gia đình 

 

Những trợ giúp nạn nhân mong muốn được nhận

  • Giải cứu 
  • Hỗ trợ hồi gia 
  • Hỗ trợ pháp lý 
  • Hỗ trợ khẩn cấp (nơi ở, dinh dưỡng, y tế) 
  • Hỗ trợ tái hòa nhập lâu dài (học văn hóa, học nghề, sinh kế, v.v.) 

 

Lịch sử bị mua bán của nạn nhân, bị mua bán vì mục đích: 

  • Mại dâm 
  • Hôn nhân cưỡng bức 
  • Sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm khiêu dâm 
  • Các hình thức khác của bóc lột tình dục 
  • Lao động cưỡng bức 
  • Bị ép buộc lấy nội tạng vì mục đích thương mại 

 

Thông tin đối tượng đưa đi: 

  • Họ và tên, năm sinh, quê quán 
  • Địa chỉ hiện tại 
  • Đặc điểm nhận dạng của đối tượng (ảnh chụp nếu có) 
  • Đối tượng làm quen và đưa nạn nhân đi như thế nào 

 

Thông tin đối tượng giam giữ/ bóc lột (chủ xưởng/chủ nhà chứa/chồng – trong trường hợp bị mua bán làm vợ ...)

  • Họ và tên, năm sinh, quê quán 
  • Địa chỉ hiện tại 
  • Đặc điểm nhận dạng của đối tượng (ảnh chụp nếu có) 

 

Báo cáo ngay với các cơ quan sau đây để kịp thời hỗ trợ nạn nhân:

  • Cơ quan chức năng gần nhất (Công an phường, xã, trưởng thôn, xã) 
  • Người thân của mình hoặc thân nhân của nạn nhân 
  • Số điện thoại khẩn cấp 113 – Công an 
  • 111 – Tổng đài BVTE 
  • 024 3717 0544 – Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh 

 

Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm tố giác tội phạm và giúp đỡ nạn nhân! 

Câu hỏi trả lời nhanh

1. Nếu biết một trường hợp bị mua bán hoặc nghi bị mua bán, cần báo ngay cho?

2. Trách nhiệm của công dân trong công cuộc phòng chống mua bán người là?

3. Cần thu thập những thông tin gì liên quan đến đối tượng giam giữ / bóc lột nạn nhân?

4. Khó khăn khi thu thập thông tin của nạn nhân mua bán người là gì?

5. Dựa vào nội dung bài học, điền vào chỗ trống “Hoạt động tố giác tội phạm và hỗ trợ nạn nhân…”?

6. Cần thu thập những thông tin gì liên quan đến nạn nhân mua bán người?

Bình luận
avatar

Sùng thị mỷ 9b

Bổ ích

avatar

ly mí lử

Rất hữu ích

avatar

nungthiyen

bai rat bo ich

avatar

Cháng Văn Giàng

ý nghĩa

avatar

Cháng Thị Dín

Hữu ích

avatar

đỗ thành vương

Rất hữu ích

avatar

đỗ thành vương

rất hay

avatar

Cháng Văn Giàng

Hay

avatar

Cháng Văn Giàng

Hay

avatar

anle

Rất hữu ích