Thư viện

Nội dung : Pháp luật về lao động và việc làm

Tải về(1,70 MB) Chia sẻ Thích
Nội dung

Pháp luật Việt Nam bảo vệ lao động trẻ em và người chưa thành niên

Nguồn luật tham khảo: Luật lao động năm 2019

 

Độ tuổi được tham gia lao động

Người thuê lao động là trẻ em, người chưa thành niên phải đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật nào?

Từ 15 - dưới 18 tuổi

 (khoảng lớp 10, 11, 12)

  • Không được bắt trẻ em làm việc hơn 8 giờ/ngày, hoặc hơn 40 giờ/tuần.
  • Không được cho trẻ em làm các việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Không được bắt trẻ làm bất cứ công việc gì từ sau 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau

Từ 13 - dưới 15 tuổi

 (khoảng lớp 8, lớp 9)

  1. Chỉ được thuê để làm những công việc nhẹ như sau:
  • Biểu diễn nghệ thuật
  • Vận động viên thể thao
  • Lập trình phần mềm
  • Các nghề truyền thống, nghề thủ công như làm nón lá, dệt chiếu, dệt thêu thổ cẩm, dệt tơ tằm, thêu ren, nặn tò he, xâu chuỗi vòng, đan lát, gói kẹo bánh, làm đồ thủ công từ nguyên liệu tự nhiên như mây, tre, nứa, …
  • Nuôi tằm, làm cỏ, chăn thả gia súc tại nông trại

 

  1. Không được bắt trẻ em làm việc quá 4 tiếng/ngày, hoặc quá 20 tiếng/tuần. Không được bắt làm thêm giờ, làm ban đêm.
  2. Phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ…)

Dưới 13 tuổi

 (khoảng lớp 7 trở xuống)

  • Chỉ được thuê làm các công việc về nghệ thuật, thể dục thể thao mà không gây hại đến sự phát triển sức khỏe, trí tuệ của trẻ
  • Phải có sự đồng ý của UBND tỉnh

 

Sử dụng lao động trẻ em trái với những quy định của pháp luật (như đã nêu ở trên), sẽ bị phạt tiền và chịu mức án tù theo quy định luật của luật hình sự.

 

Người lao động có quyền gì?

-        Được tự do chọn việc làm và nơi làm việc

-        Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc

-        Hưởng lương phù hợp với trình độ, khả năng theo hợp đồng

-        Được bảo hộ lao động, làm việc trong môi trường an toàn

-        Được từ chối làm việc khi thấy nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng

-           Chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần sự đồng ý của người sử dụng lao động (nhất là khi quyền lợi của bạn không được đảm bảo)

 

Khi đi làm, bạn cần thỏa thuận với người chủ thuê những vấn đề gì?

1)      Loại công việc, và địa điểm làm việc

2)      Thời hạn lao động (một tháng, một năm, vô thời hạn…)

3)      Mức lương, gồm hình thức trả lương, khi nào trả lương, phụ cấp (tiền ăn ở, đi lại…) nếu có

4)      Chế độ tăng lương, lương trả thêm nếu làm ngoài giờ đã thỏa thuận

5)      Số tiếng làm việc 1 ngày, số ngày làm việc 1 tuần, thời gian nghỉ ngơi

6)      Biện pháp bảo hộ lao động

7)        Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

 

Giải thích từ ngữ trong luật bạn cần biết

1)      Người lao động: là người làm việc, được trả lương

2)      Người sử dụng lao động: là cá nhân hoặc tổ chức thuê mướn và trả tiền cho người lao động

3)      Cưỡng bức lao động: là đe dọa, mắng chửi, uy hiếp, đánh đập… để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ. Đây là hành vị bị pháp luật nghiêm cấm

4)      Phân biệt đối xử trong lao động: là đối xử không công bằng với người lao động vì dân tộc, giới tính, hoàn cảnh giàu – nghèo... của họ. Điều này cũng bị pháp luật nghiêm cấm

5)      Quấy rối tình dục tại nơi làm việc: là hành vi cố tình đụng chạm, sờ mó, vuốt ve, ôm, hôn người khác trái với ý muốn của họ tại nơi làm việc, hoặc những hành động, thái độ quấy rối khác tại nơi làm việc (như có lời nói hay tin nhắn bất lịch sự, trêu ghẹo, thiếu tôn trọng người khác về giới tính, gửi hình ảnh nhạy cảm…). Hành vi này pháp luật nghiêm cấm

6)      Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, theo nguyên tắc hai bên đều tự nguyện, bình đẳng và tự do, và không làm gì trái quy định pháp luật

         Có 2 hình thức hợp đồng: bằng văn bản hoặc bằng lời nói

a)      Hợp đồng bằng văn bản: được làm thành 2 bản, người lao động giữ một bản, người sử dụng lao động giữ một bản

b)      Hợp đồng bằng lời nói: là sự thỏa thuận bằng miệng về tiền lương, thời gian làm việc, thời hạn hợp đồng, tiền thưởng, bảo hộ lao động… Hợp đồng này dùng trong các trường hợp sau: công việc làm dưới 1 tháng; công việc theo mùa vụ, làm dưới 1 năm; và giúp việc gia đình

Câu hỏi trả lời nhanh

1. Người thuê lao động (chủ lao động) của trẻ em, thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi phải đảm bảo thực hiện theo các quy định pháp luật nào?

2. Người thuê lao động (chủ lao động) được thuê người từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm những công việc gì?

3. Hành vi “Cưỡng bức lao động” là gì?

Bình luận
avatar

Thèn Thúy Hiển

Rất ý nghĩa

avatar

sung thi my

Hay

avatar

Sùng thị mỷ 9b

Rất hay và hữu ích

avatar

nungthiyen

hay bo ich

avatar

Sùng thị mỷ 9b

Rất hay và ý nghĩa

avatar

sung thi my

Rất bổ ích

avatar

Cháng Thị Dín

Rất hay và bổ ích

avatar

đỗ thành vương

rất hay và bổ ích ạ

avatar

then seo manh

hay

avatar

Cháng Văn Giàng

hay

avatar

anle

Rất hữu ích

avatar

ly mí lử

Rất hay và hữu ích

avatar

Hồ thị Quý

Hay

avatar

Hồ Văn Xuân

Trất bộ ích cho em