Thư viện

Nội dung : Phòng chống bạo lực gia đình

Tải về(1,00 MB) Chia sẻ Thích
Nội dung
  1. Bạo lực gia đình là gì?

Bạo lực gia đình là các dạng bạo lực do thành viên trong gia đình gây ra đối với những thành viên khác trong gia đình đó.

Thành viên gia đình bao gồm cha mẹ, kể cả cha mẹ nuôi, hay cha dượng, mẹ kế, con đẻ, con nuôi, anh, chị em và những người họ hàng cùng chung sống dưới một mái nhà.

Có 4 dạng của bạo lực gia đình:

  • Bạo lực thể chất: là hành vi dùng hành động, sức mạnh để đánh đập, ngược đãi, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên trong gia đình. Các hành động có thể là đánh, đấm, tát, cào cấu…
  • Bạo lực tinh thần: là dùng những lời nói, thái độ, hành vi lăng mạ, sỉ nhục, xúc phạm, gây tổn thương tới tinh thần, tâm lý của thành viên trong gia đình
  • Bạo lực kinh tế: là hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; Cưỡng ép lao động, kiểm soát tài chính và kinh tế trong gia đình
  • Bạo lực tình dục: là hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục. Bạo lực tình dục trong đó có việc ép sinh con là trường hợp xảy ra ở nhiều gia đình. Tâm lý thích con trai, quan niệm trọng nam khinh nữ ở một số gia đình vẫn còn tồi tại. Người đàn ông bắt ép người phụ nữ (vợ) phải sinh bằng được con trai mặc cho gia đình đã rất đông con, kinh tế gia đình thiếu thốn, khó khăn và người phụ nữ đó không muốn. Bạo lực tình dục trong gia đình có thể bao gồm hành vi quấy rối, xâm hại tình dục giữa bất kỳ thành viên nào của gia đình với thành viên khác, giữa cha mẹ với con cái hoặc giữa các anh chị em.
  1. Trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình 
  • Bạo lực gia đình gây tổn thương về thể chất, tinh thần, kinh tế của các thành viên trong gia đình. Trong đó, trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.
  • Trẻ em có thể bị đánh đập, bạo hành gây tổn thương về sức khỏe từ cha mẹ, ông bà, anh chị em hay các thành viên khác trong gia đình
  • Trẻ em có thể bị ngược đãi, mắng chửi, đe dọa, xúc phạm…gây tổn thương đến tinh thần và tâm lý của trẻ
  • Trẻ em có thể bị bắt lao động nặng nhọc, làm việc quá sức so với lứa tuổi để đem lại kinh tế cho gia đình. Hoặc trẻ em bị bắt làm theo ý muốn, sự điều khiển, áp đặt của những người trong gia đình khi trẻ em không muốn
  • Các hành vi xâm hại tình dục, quấy rối tình dục tới trẻ em
  • Bỏ mặc trẻ em
  • Trẻ em bị tổn thương bởi bạo lực gia đình từ cha mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình. Nhất là bạo lực từ cha mẹ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, sự phát triển toàn diện của trẻ, ảnh hưởng tới học tập và những hệ lụy xấu như bỏ học và tham gia vào các tệ nạn xã hội.
  • Trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường thường xuyên có bạo lực gia đình từ cha mẹ sẽ ảnh hưởng xấu tới hành vi của các em. Các em sẽ học theo những hành động đó, trở thành người gây bạo lực với người khác hoặc với các bạn ở trường.
  • Sự tổn thương về tâm lý, sức khỏe từ bạo lực gia đình tới trẻ em rất nặng nề. Những tổn thương đó có thể sẽ đi theo các em đến suốt cuộc đời, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ em.
  1. Bảo vệ trẻ em. Trẻ em phải được sống và phát triển trong một môi trường an toàn 
  • Chấm dứt bạo lực gia đình, bạo lực của gia đình từ cha mẹ. Cha mẹ cần thay đổi nhận thức, hiểu về những hậu quả của bạo lực gia đình đối với con em mình. Cha mẹ cần là tấm gương mẫu để giáo dục các con.
  • Hành vi bạo lực là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hình sự, xử phạt hành chính trong một số trường hợp
  • Nhà trường cần phối hợp với phụ huynh quan tâm tới trẻ, kịp thời phát hiện những thay đổi, dấu hiệu để ngăn chặn và bảo vệ trẻ em
  • Chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền bảo vệ trẻ em khỏi các bạo hành. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để tạo tính răn đe trong cộng đồng
  • Chính quyền, nhà trường kịp thời bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ, các hành vi gây bạo lực từ gia đình
  • Hàng xóm, người chứng kiến hành vi bạo lực cần lên tiếng mạnh mẽ, ngăn cản và báo cho cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời ngăn chặn các hành vi bạo lực đó
  • Với các em bị bạo lực từ gia đình, chứng kiến các hành vi bạo lực trong gia đình các em nên chia sẻ và lên tiếng. Việc giữ kín bị bạo lực là một cách nguy hiểm và không an toàn. Các em cần nói việc mình bạo lực với một người mà em cảm thấy tin tưởng (thầy cô giáo, cán bộ xã, thành viên khác trong gia đình, bạn bè…) để được giúp đỡ.
  • Các em có thể báo cáo sự việc bằng cách gọi cho 113 – số của công an, chia sẻ với tổng đài 111 – Tổng đài quốc gia bảo về trẻ em.
Câu hỏi trả lời nhanh

1. Bạo lực gia đình là gì?

2. Thành viên trong gia đình gồm những ai, hãy chọn phương án đầy đủ nhất?

3. Bạo lực gia đình có mấy dạng?

4. Dạng “Bạo lực tinh thần” của bạo lực gia đình là gì?

5. Bạo lực gia đình ảnh hướng tới trẻ em như thế nào?

6. Cách bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình là?

Bình luận
avatar

ly mí lử

Rất hữu ích

avatar

Cháng Thị Dín

Rất hay và ý nghĩa ạ😁😁😁😁

avatar

Trần Quỳnh Chi

Rất

avatar

Trần Quỳnh Chi

Hay

avatar

Cháng Văn Giàng

Hay

avatar

anle

Rất hữu ích

avatar

Nguyễn Chí Quân

Rất hay và ý nghĩa

avatar

ly mí lử

Rất hay

Nội dung sách, tài liệu