- Pháp luật quy định như thế nào?
- Rượu bia được xếp vào nhóm chất gây nghiện. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), chất gây nghiện là “Bất kỳ loại chất nào sau khi được hấp thu vào cơ thể có khả năng làm thay đổi các chức năng sống thông thường theo hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ thể đối với chất đó”.
- Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 nghiêm cấm:
- Xúi giục, ép buộc người khác uống rượu, bia
- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia
- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
- Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên
- Theo luật (Điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP) người điều khiển xe máy (kể cả xe máy điện) mà trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn, có thể bị phạt tiền lên đến 8 triệu đồng.
- Người sử dụng rượu bia gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng cho người khác sẽ phải đi tù và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân
- Nguyên nhân uống nhiều rượu bia
- Do thói quen, lối sống của gia đình, phong tục tập quán của làng bản, thôn xóm
- Muốn giảm căng thẳng, giảm bớt nỗi buồn
- Để hòa nhập với bạn bè
- Thể hiện bản thân, tỏ ra mình là người trưởng thành
- Bị dụ dỗ, bị ép uống
- Hậu quả khi sử dụng quá nhiều rượu bia
- Suy giảm trí nhớ, tinh thần không ổn định
- Nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não cao
- Viêm, loét dạ dày
- Không kiểm soát được hành vi nên dễ gây ra bạo lực
- Giảm khả năng lao động
- Dễ mắc các bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư gan
- Dễ gây tai nạn giao thông ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bản thân và cả những người xung quanh
- Nên làm gì để giảm tác hại của việc uống nhiều rượu, bia
- Không được ép buộc người khác uống rượu, bia. Đây là hành vi bị luật nghiêm cấm.
- Uống rượu, bia không phải là chuyện đáng khen ngợi, không dùng để chứng tỏ bản thân.
- Nếu bị ép uống rượu, bia, hãy có đủ bản lĩnh để từ chối.
- Khi gặp người đang say rượu, nên giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Ngăn cản bạn bè, người thân không lái xe khi đã sử dụng rượu bia.
- Không lái xe (dù là xe đạp, xe bò, xe hơi hay xe máy), không vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
- Khi đã uống rượu, bia, bạn không nên đi lại, vì có thể sẽ bị ngã hoặc gặp tai nạn nguy hiểm
Câu chuyện: Buổi chiều tối, T và nhóm bạn trong bản rủ nhau mua rượu để xuống nhà B ăn nhậu. Nhóm của T đã uống rất nhiều rượu, dẫn đến say xỉn. Khoảng 9 giờ tối, T chia tay nhóm bạn trở về nhà. Do trời tối, đường đi lại khó khăn, khúc khuỷu và nhiều đất đá, T bị trượt chân ngã xuống vách núi. May mắn, T ngã vào cành cây nên chỉ bị gãy tay và trầy xước nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng. Ở bản của T, đã có một số trường hợp đau lòng, do uống rượu say đi đứng không vững nên bị ngã rơi xuống núi chết.
- Nếu trong gia đình, người thân có người nghiện rượu, nên khuyên họ đến cơ sở y tế để được điều trị cai rượu, chữa bệnh sớm.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia.
Là người trưởng thành, chúng ta phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, và không gây ảnh hưởng xấu đến người xung quanh. Rượu, bia gây mất khả năng kiểm soát hành động của bản thân, nếu lạm dụng còn gây nguy hiểm cho chính mình và người khác. Do đó, uống rượu bia không phải là thể hiện sự trưởng thành.
Tài liệu này có 02 câu hỏi dưới đây, mỗi đáp án đúng được tính 1 điểm tích lũy. Để lấy điểm tích lũy bạn cần đăng ký thành viên (nếu bạn chưa đăng ký).