Quốc tịch Việt Nam
Quốc tịch là gì?
Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ của Nhà nước và công dân. Công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam
Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (số 24/2008/QH12) quy định:
- Ở nước CHXHCN Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Nhà nước công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, đều có cha mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam
- Nhà nước công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
Để chứng minh quốc tịch Việt Nam bạn cần có: Giấy khai sinh, Giấy chứng minh nhân dân (căn cước công dân), hộ chiếu và các quyết định công nhận quốc tịch Việt Nam của Nhà nước.
Công dân Việt Nam
- Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam
- Công dân Việt Nam bao gồm: những cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời với cộng đồng người Việt Nam” Điều 18 Hiến Pháp năm 2013
- CÔNG DÂN:
- Hưởng đầy đủ quyền và nghĩa vụ liên quan trước nhà nước
- Được Nhà nước bảo hộ
- Chịu sự quản lý của nhà nước
- Một cá nhân có thể là: Công dân Việt Nam, công dân nước ngoài và người không quốc tịch
Quyền con người
Khái niệm: Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Được quy định ở đâu?
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 (UDHR)
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR)
- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (ICESCR)
- Hiến pháp và pháp luật quốc gia Việt Nam
Quyền công dân
Khái niệm: Quyền cơ bản của công dân là những quyền cơ bản nhất, quan trọng nhất của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ.
So sánh quyền con người và quyền công dân
Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp
Các quyền về chính trị
Các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa
- Quyền học tập
- Quyền sống trong môi trường lành mạnh
- Quyền bình đẳng
- Quyền có nơi ở hợp pháp
- Quyền tự do kinh doanh
- Quyền lao động
- Quyền sở hữu
- Quyền được đảm bảo về an sinh xã hội
- Quyền sáng tác nghiên cứu
- Quyền được kết hôn, ly hôn
- Quyền hưởng thụ văn hóa
- Quyền xác định dân tộc
Các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm
- Quyền bí mật đời tư, bí mật về thư tín điện thoại, điện tín. Bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Quyền sống, hiến mô tạng
- Quyền tự do ngôn luận tự do báo chí, quyền được thông tin
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền được bào chữa và suy đoán vô tội
- Quyền hội họp
- Quyền tự do đi lại, cư trú
Các nghĩa vụ cơ bản:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
- Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ tổ quốc
- Nộp thuế
- Bảo vệ môi trường
Tài liệu này có 02 câu hỏi dưới đây, mỗi đáp án đúng được tính 1 điểm tích lũy. Để lấy điểm tích lũy bạn cần đăng ký thành viên (nếu bạn chưa đăng ký).