Thư viện

Sách, tài liệu

Những lưu ý khi tìm kiếm việc làm ở trong nước hoặc ra nước ngoài lao động

1044

|

575

|

57

|

17

|

1

Mã sách, tài liệu ID#00025
Thuộc chủ đề Kỹ năng phòng chống mua bán người
Loại sách Dạng file
Tác giả ISDS
Ngày đăng tải
Tải về(2,10 MB) Chia sẻ Thích

Mô tả tóm tắt tài liệu


06 bước lưu ý khi tìm kiếm việc làm ở trong nước hoặc ra nước ngoài lao động

Bước 1: Kiểm tra công ty tuyển dụng lao động, môi giới việc làm là hợp pháp

  • Công ty có giấy phép hoạt động hợp pháp do nhà nước cấp không?

Bước 2: Tìm hiểu kỹ về nơi bạn đến làm việc

  • Về vị trí nơi làm việc, chi phí và cách thức để trở về quê nhà từ nơi đó
  • Thời tiết, món ăn (chuẩn bị thức ăn mang theo và quần áo phù hợp)
  • Tiếng nói (nếu ra nước ngoài), và tập cách nói một số từ hoặc câu đơn giản bằng tiếng nước họ để nhờ trợ giúp. Ví dụ: “gọi công an” “bắt cóc” “cướp” “cứu tôi” “giúp tôi” “đói” “khát nước” “cần đi bệnh viện” “đại sứ quán” “tôi đến từ Việt Nam”
  • Tham gia nhóm Facebook của những người Việt Nam cũng đang làm việc ở đất nước đó (chọn nhóm tối thiểu 10.000 lượt theo dõi và nhiều bài đăng), để đọc thêm kinh nghiệm về (1) những thứ cần chuẩn bị và (2) những chuyện cần đề phòng

Bước 3: Thỏa thuận và kiểm tra hợp đồng lao động

  • Kiểm tra kĩ trong hợp đồng lao động phải có đủ những nội dung cơ bản sau:
    • Tên, địa chỉ người sử dụng lao động
    • Đúng thông tin Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số chứng minh thư của bản thân (là người lao động)
    • Công việc gì, địa điểm làm việc ở đâu
    • Thời hạn hợp đồng, điều kiện khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
    • Tiền lương, thưởng, tiền làm thêm giờ. Thời hạn trả lương, cách thức trả lương
    • Thời gian làm việc (mấy tiếng/ngày và mấy ngày/tuần hay tháng), thời gian nghỉ ngơi
    • Các biện pháp bảo hộ lao động, nhất là công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất, máy móc nhiều
    • Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    • Và các nội dung quan trọng khác, bạn thấy cần đưa vào hợp đồng
  • Phải chắc chắn bạn đã hiểu và đồng ý với tất cả nội dung trong hợp đồng lao động, rồi mới ký hợp đồng
  • Nếu có chỗ không hiểu hoặc không đồng ý, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu giải thích, hoặc thay đổi cho phù hợp
  • Kí xong, PHẢI giữ lại 01 bản để làm chứng

Bước 4: Nếu cần vay tiền để chuẩn bị đi

  • Nên ưu tiên vay tiền của người thân trước, sau đó là từ các ngân hàng chính sách xã hội ở Việt Nam, hoặc quỹ của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân
  • Cẩn thận với lời đề nghị cho vay tiền từ công ty tuyển dụng, môi giới lao động: mức tiền lãi, thời gian trả nợ, điều kiện kèm theo, giấy tờ cam kết không tăng lãi…
  • Nhiều trường hợp vay tiền từ công ty mà không thỏa thuận kĩ, bạn có thể bị ép phải làm việc trừ nợ (dù công việc có quá sức, nguy hiểm, hoặc bị chủ đánh đập, không trả lương...)
  • Luật Việt Nam đã cấm việc thu tiền môi giới của người lao động khi đưa họ ra nước ngoài làm việc. Nếu có chi phí nào khác mà người lao động phải trả, phải được khi rõ, ghi đủ số tiền đó trong hợp đồng

Bước 5: Đảm bảo việc đi vào nước khác là hợp pháp

  • Khi qua biên giới phải đi qua các cửa khẩu, cửa hải quan, có bộ đội, công an, hoặc hải quan canh gác
  • Phải tự trình giấy tờ tùy thân không phải giấy tờ giả, không phải đi chui, trốn tránh công an, cán bộ

Bước 6: Cần mang theo gì khi đi lao động qua biên giới

  • Hộ chiếu & các giấy tờ tùy thân khác. Nên phôtô, và chụp lại ảnh các giấy tờ này lưu vào điện thoại, hoặc trong mục truyền file trong zalo của bản thân (không gửi cho người khác)
  • Điện thoại và sạc
  • Nước uống, lương khô, thuốc (thuốc đau bụng, đau đầu, say xe, cảm…).
  • Tuyệt đối không đưa giấy tờ bản gốc (như hộ chiếu, chứng minh thư) cho chủ thuê hay công ty môi giới giữ. Chỉ đưa bản phôtô nếu họ yêu cầu
  • Lưu vào điện thoại và ghi vào cuốn sổ/tờ giấy mang theo người: số điện thoại của gia đình, của công ty xuất khẩu lao động, và đại sứ quán của Việt Nam ở nước mà bạn đến

Nội dung chi tiết


    • 1. Những lưu ý khi tìm kiếm việc làm ở trong nước hoặc ra nước ngoài lao động

Bình luận


Chưa có bình luận nào .!.

SÁCH, TÀI LIỆU LIÊN QUAN