Thư viện

Sách, tài liệu

Giải nhất cuộc thi viết kịch bản 2022 – Hãy cảnh giác

525

|

1220

|

5

|

0

|

3

Mã sách, tài liệu ID#00041
Thuộc chủ đề Kỹ năng phòng chống mua bán người
Loại sách Loại khác
Tác giả Dự án Em Vui
Ngày đăng tải
Chia sẻ Thích

Mô tả tóm tắt tài liệu


Đây là kịch bản dành GIẢI NHẤT cuộc thi viết kịch bản phòng, chống mua bán người do Dự án Em Vui phát động vào tháng 4/2022. Kịch bản mang tên Hãy cảnh giác, do các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số đến từ xã A Dơi, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị thực hiện.

 

HÃY CẢNH GIÁC

Tại một xã nghèo nằm sát biên giới với đất bạn Lào; Con đường nhỏ quanh co uốn cong theo sườn núi chạy qua các bản làng. Bên ven sườn núi đàn dê, bò đang lang thang gặm cỏ, xa xa là những rẫy sắn, rẫy chuối, rẫy cao su nối đuôi nhau trên những đồi cao. Dọc theo những con đường nhỏ, thưa thớt những ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc.  

Trên dòng Sê Pôn phân chia Biên giới Việt- Lào, một nhóm những đứa trẻ đang nô đùa, tắm, gội sau một ngày đến trường và lao động… Tiếng cười, tiếng nói như xua đi cái nắng, cái nghèo của một xã vùng Biên này.

Yên: Chúng mày ngồi vào, tao chụp cho kiểu ảnh, mấy khi sông Sê Pôn đẹp như thế này. (Cả nhóm bạn ngồi vào, cùng tạo dáng chụp những kiểu ảnh)

Hóa: Đưa đây tao xem thử đẹp chưa! (Hóa lấy điện thoại từ tay Yên, vừa xem vừa gật gù). Giờ đăng lên facebook luôn chúng mày nhỉ?

Nhờ: Đúng đấy, đăng lên cho mọi người biết bản làng mình đẹp như nào. (Một bản làng còn nghèo khó nhưng cái không khí hiện đại của Internet và điện thoại không dây được bọn trẻ ở đây cập nhật rất nhanh)

Hương: Hôm nay sao con Đồng không đi tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ thủ lĩnh nhỉ?

Yên: Nghe bảo, dạo này bố mẹ nó không cho nó tham gia bất cứ hoạt động gì của trường nữa, nó bảo nó sắp nghĩ rồi.

Nhờ: Sao thế, nó mới lớp 8, sao lại nghĩ học?

Hương: Hèn gì lâu nay, không thấy nó chơi chung hay đi tắm chung cùng tụi mình.

Hóa: Thôi về được rồi chúng mày ơi! Về kẻo trời sắp tối rồi.

Nhóm bạn: Ừ, về thôi (Dọn dẹp quần áo, gùi măng rồi ra về)

Trên đường về bản,  đi ngang qua nhà Đồng

Hóa: Chúng mày về trước đi, để tao vào nhà Đồng hỏi xem dạo này sao nó hay nghĩ học thế?

Nhờ: Chúng tao cùng đi với mày luôn.

Hóa: Nhanh lên

Nhóm bạn vào nhà Đồng, đứng ngoài cửa thì nghe bố mẹ Đồng đang nói chuyện với nhau.

Mẹ Đồng: (giọng nhỏ nhẹ) Ông à, tôi suy nghĩ rồi, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm của Đồng nói đúng đấy, nó mới 14 tuổi thôi, mình nên cho nó đến trường để học chữ. Có cái chữ nó mới học được nghề, có nghề nghiệp ổn định kiếm sống mới dễ hơn ông ạ!  Như tôi và ông, ngày ngày chỉ biết lên nương rẫy thì làm sao mà khá được? Cô giáo chủ nhiệm cũng vất vả đi lại vận động gia đình mình nhiều rồi.

Đồng: (nghe mẹ nói vậy) liền bảo: Thôi mẹ ạ, nhà mình còn đang khó khăn, con cũng lớn rồi, phải đỡ đần bố mẹ ạ!

Bố Đồng: (Giọng gay gắt) Bà nghe nó nói chưa? Tôi đã quyết rồi, Bé ăn chơi, lớn phải làm. Con gái con đứa đi học cho lắm cũng chẳng để làm gì với lại mày không đi làm lấy đâu tiền, mày ở nhà phụ mẹ đi kiếm tiền, vừa kiếm tiền vừa học nghề, rồi lớn lấy chồng là xong. 

Bố Đồng: Bà biết ông Chữ ở thôn A Dơi Cô chứ? Con gái út của ông ấy còn kém cái Đồng nhà mình một tuổi mà nó đã kiếm được tiền rồi đấy, mà là tiền triệu chứ không ít đâu, ông ấy còn bảo, nếu tôi đồng ý, ông ấy sẽ giới thiệu cho cái Đồng sang phụ giúp quán cắt tóc, gội đầu của một người quen bên Lào ấy…, đi làm vừa có tiền phụ thu nhập cho bà, đồng thời sau này lớn lên nó cái nghề mà sống. Với lại con gái lớn rồi, cũng phải để cho nó rèn luyện mới trưởng thành được, ý bà thế nào?

Mẹ Đồng: im lặng

Đồng: con đồng ý bố ạ!

Bố Đồng: vậy để tối nay tao sang đặt vấn đề, nhờ ông Chữ giúp.

Nhóm bạn: (nghe thấy vậy liền buồn bả ra về)

Sáng sớm hôm sau…

Bố Đồng: mẹ con cái Đồng đâu?

Đồng: Con đây ạ!

Mẹ Đồng: Có việc gì thế ông?

Bố Đồng: Hôm qua, tôi nói chuyện cái Đồng với nhà ông Chữ rồi. Ông đã gọi điện cho người thân bên đó, họ hẹn hai hôm nữa có người về đưa con Đồng sang Lào. Bà xem mua cho nó vài bộ quần áo tươm tất dề nó còn sang đó học nghề.

Mẹ Đồng: (rưng rưng nước mắt) Ông ạ! Đúng là vợ chồng nhà mình nghèo, chả có dư dả gì, xong tôi nghĩ cứ để con Đồng đi học. Nó mà thất học, các em của nó rồi cũng thế thôi. Cái nghèo sẽ lại đeo bám. Tôi sẽ cố làm thêm, rồi tăng gia sản xuất để bố con đỡ khổ. 

Bố Đồng: Tôi đã quyết định, bà không được bàn ngang. Mà bà xem ở cái bản này, đứa con gái nào lớn mà chả phải đi làm, có đứa nào học hành đến nơi đến chốn đâu mà vẫn nên người đấy thôi. Với lại có học xong cũng chả có tiền mà xin việc đâu.

Mẹ Đồng: Nhưng bây giờ ông cho con sang Lào làm việc cho người mình không quen, biết nó sang đó sống như thế nào, có được học nghề không hay bị người ta ép làm những nghề khác. Tôi thấy dạo gần đây nhiều người bảo là người Việt mình sang bên Lào làm hay bị lừa làm giúp việc, làm gái, bị bóc lột sức lao động mà không biết kêu ai.

Bố Đồng: bà cứ hay lo xa, mình với Lào cách nhau có một con sông, đi qua đi về như đi chợ mà bà cứ lo.

Đồng: Mẹ đừng lo cho con nữa, con lớn rồi, con cũng muốn phụ giúp bố mẹ.

Bố Đồng: Quyết định như thế đi, tôi quyết rồi, mẹ con bà cứ thế mà làm. Nói rồi ông đi ra ngoài.

Mẹ Đồng: nhìn con với đôi mắt bất lực, lòng buồn khôn tả.

Hai hôm sau, mẹ chuẩn bị hành lí để Đồng lên đường với một người được giới thiệu là người quen của gia đình ông Chữ.

Mẹ Đồng: con nhớ sang đến bên đó là gọi điện về cho bố mẹ hay tin liền nhé.

Người lạ: Đây là hai triệu tiền mặt coi như là tiền công tháng đầu của em Đồng, bác cầm lấy đi ạ! Thôi Bác để cháu chở em Đồng đi kẻo muộn rồi!

Người lạ đèo Đồng chạy xe máy đi ra khỏi bản.

Tại nhà Đồng, mẹ Đồng đang cầm mớ tiền và khóc thút thít vì thương con, bố Đồng đang ngồi châm thuốc.

Bà Xanh: Pỉ Đồng ơi, bà biết tin gì chưa?

Mẹ Đồng: Có chuyện gì vậy  Pỉ Hương?

Bà Xanh: Tối qua, tôi nghe nói cái Bin - con gái út ông Chữ ở thôn A Dơi Cô ấy, nó vừa mới trốn được về nhà?

Bố Đồng: Pỉ Hương nói lạ, cái Bin nó đi làm bên Lào, gửi tiền triệu về cho bố mẹ nó, sao bà lại bảo nó trốn về?

Bà Xanh: Pả Đồng chưa biết chuyện à? Nó sang lào họ chỉ gửi 2 triệu về cho bố mẹ nó tháng đầu tiên để làm tin thôi. Nó bảo nó sang đó, không được học nghề cắt tóc, gội đầu mà sang đó nó phải làm đủ thứ việc: dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ…lúc rãnh phải vào phụ nhà chủ làm đất trồng chuối. Đã thế, lúc ốm, chủ nó còn không cho tiền mua thuốc, cơm thì ăn chẳng đủ no. Nó sợ quá, muốn về những không biết nhờ ai giúp vì không biết tiếng Lào. May sao hôm vừa rồi, trong lúc làm ở rẫy chuối nó may mắn gặp được một người Việt mình sang đó làm rẫy, nó cuống quýt xin giúp đỡ. Biết được hoàn cảnh của nó nên người ta đã đem nó về đây. Bao nhiêu tháng nay, có thấy đồng tiền công nào nữa đâu.

Mẹ Đồng: nghe đến đấy, bà rụng rời tay chân, đánh rơi cốc nước đang cầm trên tay.

Bố Đồng: (hốt hoảng), nhanh lên, tôi với bà chạy nhanh xuống sông xem sao, may thay nước to, nó chưa sang sông kịp.

Bố mẹ Đồng hối hả chạy đi, đề lại bà Xanh mặt ngơ ngác, chẳng hiểu chuyện gì.

Tại bến sông….

Người lạ và Đồng đang đợi thuyền để sang sông. Bổng cô giáo chủ nhiệm cùng Hương, Yên, Nhờ, Hóa và hai chú Biên phòng đi đến.

Chú Biên phòng: Đề nghị anh cho tôi kiểm tra giấy tờ tùy thân?

Người lạ: Dạ …dạ…sáng nay đi gấp quá, tôi quên mang theo giấy tờ ạ!

Chú Biên phòng: Vậy mời anh cùng chúng tôi về Đồn làm việc.

Đồng: thấy các chú Biên phòng cùng cô giáo chủ nhiệm và các bạn thì thấy sợ. Em chạy lại sà vào lòng cô giáo và các bạn.

(Thì ra các bạn nghe chuyện đã về thưa lại với cô giáo, biết hôm nay Đồng đi nên cô giáo đã nhờ lực lượng Biên phòng giúp)

Cô giáo: Không sao rồi em ạ, có cô và các bạn đây rồi.

Nhóm bạn: an ủi, cầm hành lí cho Đồng.

Mẹ Đồng: chạy ào đến, ôi trời ơi con tôi, may có cô và các chú giúp, tôi cứ tưởng cháu nó đã bị đưa sang bên kia biên giới rồi. 

Chú Biên phòng: Tại sao bố mẹ lại dám cho người lạ đưa con sang Biên giới? Bố mẹ có biết làm vậy là rất nguy hiểm không? Biết đâu chúng nó lừa bán con của bố, mẹ cho bọn buôn bán người thì sao?

Bố Đồng: Bộ đội ơi, bố biết tội của bố rồi. Vì ham tiền mà suýt chút nữa bố hại con mình, may có Bộ đội và cô giáo giúp, không thì bố ân hận cả đời Bộ đội ạ.

Chú Biên phòng: xã mình là một xã nằm sát Biên giới với Lào, nhưng việc bố mẹ cho người đưa con mình sang Biên giới không đúng với các điểm quy định dành cho việc qua lại biên giới của pháp luật nước ta là bố đang vi phạm pháp luật đấy. Hiện nay bọn tội phạm buôn bán người có rất nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để lừa những người nhẹ dạ, cả tin như gia đình Bố. Nếu bố, mẹ không nêu cao cảnh giác thì con của bố, mẹ có thể trở thành nạn nhân của bọn mua bán người đấy ạ!

Bố Đồng: Bố biết lỗi của bố rồi Bộ đội ạ, Từ nay bố hứa không bào giờ bố làm thế này nữa đâu!

Chú Biên phòng:( nhìn vào người lạ) Anh đã vi phạm pháp luật của nước Công hòa XHCN Việt Nam khi đi vào lãnh thổ của nước khác mà không có giấy tờ theo quy đinh. Anh lại đang có hành vi cố ý dẫn trẻ em chưa đủ tuổi thành niên sang bên kia bên giới, anh có biết hành vi của anh có thể cấu thành tội mua bán trẻ em không?

Người lạ: Dạ! người ta thuê tôi về đây đưa người sang Lào thôi ạ! Tôi không biết hành vi của mình lại nguy hiểm như thế….

Chú Biên phòng: Đề nghị anh theo chúng tôi về Đồn làm việc (hai chú Biên phòng áp giải người lạ đi)

Bố Đồng (đi về phía mẹ Đồng và cô giáo): bố xin lỗi con, tôi xin lỗi cô giáo, chỉ vì không nghe theo lời khuyên của cô mà suýt chút nữa tôi đã hại con gái mình. Lại còn vi phạm pháp luật nữa cô ạ!

Cô giáo (mỉm cười) Cũng may là vẫn còn kịp bố ạ! Bố hứa từ nay phải cho Đồng đi học, không được bắt cháu nghĩ học ở nhà nữa đấy nhé! Đồng là một học ngoan, lại năng nỗ, nhiệt tình, biết giúp đỡ các bạn. Bố phải để em ấy đi học để còn có tương lai nữa chứ ạ!

Mẹ Đồng: Cô giáo yên tâm, sau lần này, dù ông ấy có phản đối tôi cũng quyết cho con Đồng đến trường. Tôi sẽ cố gắng làm thêm để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.

Cô giáo: (Nhìn Đồng âu yếm) Đồng cũng phải cố gắng lên nhé! Không được có suy nghĩ tiêu cực là nghĩ học đi làm lấy tiền phụ giúp bố mẹ. Mình có thể vừa học, vừa đỡ đần bố mẹ những công việc vừa sức, đấy cũng là giúp bố mẹ rồi đấy.

Đồng: Em biết rồi cô ạ! Từ nay em sẽ không có suy nghĩ ấy nữa, em sẽ cố gắng học thật giỏi để bố mẹ tự hào về em.

Bố Đồng: Những lời của cô làm tôi thấy xấu hổ với chính mình và con gái của mình và với cô cùng các cháu, âu cũng do mưu sinh, nay con gái tôi xin gửi gắm ở cô, mong cô và các cháu giúp để cháu em sớm quay lại học tập và tiến bộ.

Cô giáo: Bố yên tâm, trách nhiệm dạy chữ và đạo đức làm người cho các em là bổn phận của những người làm thầy cô giáo chúng tôi. Đồng à, ngày mai cô sẽ gặp em ở lớp nhé.  

Đồng chạy đến ôm cả bố và mẹ đầy xúc động. Cô giáo và các bạn vỗ tay hoan hô. Bản làng lại vang lên tiếng hát (bài hát Đi học xa – ST Hoàng Mai Lộc).

Bình luận


Chưa có bình luận nào .!.

SÁCH, TÀI LIỆU LIÊN QUAN